Một số tin vịt nổi tiếng trên thế giới Tin vịt

Những tin vịt từ thế giới Âu - Mỹ được trang hoaxes.org thu thập lưu trữ,[6] và không thấy nói đến tin vịt từ phương đông hay Nga.

Nền văn minh trên Mặt Trăng

Nền văn minh trên Mặt Trăng được tờ The Sun (New York), một tờ báo xuất bản tại New York từ năm 1833 đến 1950, phát hiện và đăng tải từ số ra ngày 25/8/1835 [7]. Đăng được 6 số thì báo này thông báo rằng các quan sát đã phải chấm dứt vì kính viễn vọng bị phá hủy, do tia sáng mặt trời qua lăng kính gây ra tác dụng như một "kính đốt cháy" đã thiêu rụi đài quan sát. Bài báo đã làm số lượng phát hành của báo tăng vọt [8].

Eoanthropus dawsoni vẽ năm 1913

Hóa thạch người Piltdown

Hóa thạch người Piltdownhóa thạch của một người tiền sử chưa từng được biết đến, dựng từ những mảnh vỡ gồm các bộ phận của hộp sọ và xương hàm, do nhà sưu tập Charles Dawson (1864–1916) nói là đã được thu thập vào năm 1912 ở Piltdown, East Sussex, Anh quốc [9]. Tên Latin Eoanthropus Dawsoni đã được đặt cho mẫu vật để ghi công Ch. Dawson, cùng với ý nghĩa là "người-bình minh của Dawson" (dawn-man).

Đến năm 1953 nó được xác định là một trò giả mạo, trong đó xương hàm dưới của đười ươi cố tình kết hợp với hộp sọ của con người hiện đại phát triển đầy đủ. Nó được xem là trò lừa nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học, vì hai lý do:

  • Sự quan tâm mà nó mang lại lúc đó cho các vấn đề về tiến hóa loài người,
  • Thời gian phát hiện ra nó là trò gian lận dài đến trên 40 năm [10][11].
Venus de Brizet

Tác phẩm điêu khắc Venus de Brizet

Venus de Brizet là một tác phẩm điêu khắc thần Venus (nữ thần Hy Lạp Aphrodite) bằng đá cẩm thạch, được người nông dân Forez Jean Gonon phát hiện ngày 28/4/1937 ở vùng đất của Brizet tại cánh đồng ở Saint-Just-sur-Loire vùng Loire nước Pháp. Bức tượng được tìm thấy cách mặt đất khoảng nửa mét, tượng nữ giới nửa khỏa thân, chiều cao 86 cm, nặng 87 kg, với phần mũi, tay phải, cánh tay trái và thân dưới bị hỏng [12].

Ban đầu tượng được các nhà khảo cổ cho là một công trình La Mã cổ đại, có niên đại cuối thế kỷ thứ 2. Năm 1938 được xếp hạng là di tích lịch sử theo nghị định ngày 13 tháng 5 [13]. Tuy nhiên vào đầu tháng 11 năm 1938, một nhà báo từ tạp chí Reflets tiết lộ sự thật là bức tượng là tác phẩm của một nghệ sĩ trẻ gốc Ý Francois Cremonese (1907–2002) từ Saint-Etienne, tạo ra năm 1936 và được chôn cất cùng năm để đánh lừa vì mục đích quảng cáo [13].

Bộ lạc thời kỳ đồ đá Tasaday

Năm 1971 các nhà khoa học phương Tây công bố rằng đã phát hiện bộ lạc Tasaday đang sống theo dạng thời kỳ đồ đá trong rừng nhiệt đới trên đảo Mindanao và hoàn toàn cách ly khỏi xã hội Philippines. Hãng APHội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ đã đến điều tra trực tiếp và giới thiệu, trong đó có phim tài liệu của National Geographic "The Last Tribes Mindanao" (Bộ lạc cuối cùng ở Mindanao). Tuy nhiên năm 1980 nó đã được phát hiện và ghi nhận là một trò lừa bịp tinh vi để kiếm tiền, thực hiện bởi những người thân cận với giới chức chính quyền của Tổng thống Philippines lúc đó là Ferdinand Marcos [14][15][16].

Xe cơ giới chạy bằng nước lã

"Xe cơ giới với động cơ chạy bằng nước lã" là mô tip xuất hiện nhiều lần. Ý tưởng về một "động cơ chạy bằng nước lã'" là điện phân nước (H2O) thành hydro (H2) và oxy (O2) sau đó đưa vào động cơ để đốt tạo ra cơ năng, tuy nhiên tin có gài mức hiệu suất siêu phi lý non testatum để đùa những người "quên" định luật về năng lượng.

  • Năm 2015 một người đàn ông Brazil chế tạo chiếc xe máy có thể chạy 500 km chỉ bằng một lít nước lã [17].
  • Năm 2016 một người Iran tuyên bố phát minh động cơ xe hơi chạy bằng nước lã, dùng 60 lít nước để di chuyển đến 900 km [18].

Tại Việt Nam một kỹ sư ở vùng Cầu Niệm thành phố Hải Phòng năm 2015 đã chế ra xe chạy bằng nước lã, cùng với chế ra "bom khinh khí" phát nổ bằng đốt khinh khí (hydro), và đang có băn khoăn là chưa ai chịu ứng dụng các phát minh này [19][20].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tin vịt http://en.ejo.ch/476/ethics/fakes-in-journalism http://www.asnailsodyssey.com/LEARNABOUT/OCTOPUS/o... http://www.cnn.com/2009/US/04/01/april.fools.prank... http://listverse.com/2008/04/09/top-10-scientific-... http://www.zeit.de/2002/52/stimmts_zeitungsente http://www.clarku.edu/~piltdown/map_expose/chain_o... http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/chuyen-la/bac... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/x... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chua-phat-hie... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tich-thu-trun...